Cách Phân Biệt Tổ Yến Sào Thô (Chưa Làm Sạch) Thật Giả
Phân biệt yến sào thật giả ?
Khó có thể viết 1 bài hướng dẫn mà sau khi đọc bạn có thể biết ngay chất lượng yến đó thế nào. Điều này đòi hỏi kinh nghiệm và cảm nhận của người dùng và phải dùng thử nữa.
1. Thành Phần Cấu Tạo Bên Ngoài Của Tổ Yến Thô Thật Và Giả
- Tổ yến thô thật : Đặc trưng nổi bật trước hết của tổ yến là sự chồng chéo, gắn liền nhau của nhiều lớp sợi trông như xơ mướp, vành tổ mỏng nhưng chân tổ lại dày để có thể bám chặt vào vách đá, hoặc thanh làm tổ. Kích thước mỗi tổ yến có chiều dài từ 8 – 10cm, ngang khoảng 5 – 6cm và cao từ 4 – 5cm. Tổ lớn và dày cân nặng bình quân 10g (thường dao động từ 7 – 15gr). Có hàm lượng Protein từ 40% đến 60%, có 20 loại Acid Amin và nhiều nguyên tố đa lượng… đặc biệt hoàn toàn không có tinh bột.
- Yến sào thô giả : Cũng có các sợi chồng chéo gắn liền nhau một cách rất công phu và tinh xảo, nhưng thực chất chỉ là một hỗn hợp được cấu tạo bằng Agar, chứa tinh bột, lòng trắng trứng và sụn cước cá với một kỹ thuật chế biến tinh vi đến mức trông giống như yến sào thật. Ngoài ra hiện nay Tổ yến giả còn được làm bằng keo Agenat trộn lẫn với tinh bột mì (sắn).
2. Yến nhập và yến Việt nam
- Yến nhập Indo, Malai có giá thấp hơn yến việt khoảng 20-30%, chất lượng kém yến Việt.
- Nếu tiếp xúc với yến nhiều bạn có thể phân biệt được vì sợi yến nhập thường thô to hơn so với yến Việt.
3. Yến tẩm đường, muối, bột… ăn gian trọng lượng
- Yến được tẩm đường, muối để ăn gian 20-50% trọng lượng, chỉ cần nếm là bạn có thể phát hiện ra, tuy nhiên nó lại được sử dụng nhiều nhất vì rất dễ làm.
- Yến thô có thể tẩm muối và chất làm sợi yến dai hơn nhưng ít phổ biến.
- Yến tẩm thêm tinh bột có thể phát hiện bằng cách sử dụng thuốc Luigon (loại thuốc đặc trưng để xác định tinh bột) vào nồi yến đang đun sẽ cho phản ứng tạo màu xanh (không còn màu khi đun sôi để nguội).
4. Yến thô mới và cũ
Chất lượng tổ yến thô bị ảnh hưởng nhiều bởi cách bảo quản và thời gian bảo quản sau khi hái. Tổ yến thô bình thường sẽ có màu trắng đục như gạo xay, tùy mùa có độ trắng có thể khác nhau một chút.
- Yến thô có mùi ẩm mốc đặc trưng rất thiên nhiên và hơi tanh.
- Khi ngâm nước làm sạch mùi tanh sẽ nồng hơn một chút, không ra màu hay chất nhờn gì.
5. Khi chế biến các món ăn:
- Lúc yến sào còn nóng mùi tanh nồng rất đặc trưng và sẽ giảm bớt khi nguội, nước yến trong.
- Yến giả khi đun có khi có mùi carbonat natri rất hắc. Khi sôi có nhiều bọt, để qua đêm có màu vàng, hôi như bị thiu. Yến thật khi đun sôi ít bọt, có mùi đặc trưng của yến.
- Nếu trộn nhiều tinh bột, khi đun sợi yến sẽ nhão và tan ra (Tuy nhiên với yến non cũng có hiện tượng tương tự)
6. Sau khi ăn:
- Đây là điều quan trọng nhất và cũng là mục tiêu chính khi chúng ta khi ăn yến. Nếu là yến thật và ăn yến đúng cách thì sau khi dùng 100g là đã có thể cảm thấy sự cải thiện về sức khỏe, về da.